HRnavi JSC
Join Us
List
  • VYSA
  • HRnavi
  • Career
  • Tin tức chung
  • Kỹ năng người tìm việc
  • Hoạt động truyền thông
  • Đào tạo
2013-04-11 09:59:51

Xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho bản thân

Nguyen Thuy Linh

Xác định đúng con đường sự nghiệp luôn là một chủ đề nóng và không loại trừ ai, từ những bạn trẻ còn đang là sinh viên đại học đến những chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm. Hầu hết mọi người đều có những thời điểm phải vật lộn với câu hỏi về con đường sự nghiệp của chính mình. Nhưng làm thế nào để bạn chọn được một con đường sự nghiệp thành công?

Không có con số thống kê chính xác một người phải mất bao lâu thời gian để tìm được công việc phù hợp với mong muốn, ngoài ra, biến động của nền kinh tế và thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến quá trình này ít nhiều. Bởi vậy mỗi người chúng ta nên sắp xếp và lên kế hoạch chi tiết để quá trình tìm kiếm công việc của mình không trở nên căng thẳng hơn mức cần thiết. Việc sử dụng những công cụ như lịch làm việc hoặc lập bản kế hoạch sẽ giúp bạn bố trí thời gian hợp lý và hữu dụng mà ngay bản thân bạn cũng không thể ngờ tới. Hãy xây dựng kế hoạch tìm kiếm việc làm của bạn theo những tiêu chí như:

a)      Khoảng thời gian nào chuyển việc và nộp hồ sơ là tốt nhất?

b)      Bạn sẽ nộp hồ sơ một ngày/một tuần bao nhiêu vị trí?

c)      Ngày nào bạn dự định sẽ bắt đầu công việc mới?

Khi bạn trả lời được những câu hỏi trên là lúc bạn nên bắt đầu xây dựng kế hoạch tìm kiếm việc làm của riêng mình bởi bạn đã biết mục tiêu và phân bổ thời gian hợp lý. Sau khi đã có một kế hoạch, hãy tìm hiểu và nghiên cứu về ngành nghề mà bạn muốn xin việc. Hãy lập một danh sách những ngành nghề mà bạn cảm thấy phù hợp, bao gồm cả những kỹ năng được yêu cầu và mức độ khó của mỗi kỹ năng. Khi bắt tay tìm kiếm việc làm, điều này sẽ giúp bạn nắm vững một số kiến thức cơ bản về vai trò khác nhau giữa những công việc và giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn thay vì tìm kiếm giữa hàng ngàn quảng cáo về công việc trên các trang báo/mạng mà bản thân bạn cũng không chắn chắn có phù hợp hay không. Ví dụ, nếu bạn có kiến thức nền tảng về mảng tiếp thị truyền thông, bạn sẽ biết rằng công việc này không hẳn chỉ là phát hành báo chí/văn bản truyền thống đơn thuần, vì vậy bạn cũng không cần lãng phí thời gian để đọc hết những mô tả công việc. Nghiên cứu trước khi tìm kiếm công việc cũng giúp bạn khám phá các lựa chọn nghề nghiệp mới mà bạn có thể chưa biết.  Bên cạnh đó, hãy cập nhập thư xin việc và sơ yếu lý lịch của bạn thường xuyên và đến thời điểm hiện tại (hoặc công việc cuối cùng mà bạn đã làm). Hồ sơ của bạn phải luôn sẵn sàng để gửi tới nhà tuyển dụng, ngoài ra bạn có thể tìm kiếm cơ hội qua những công cụ xin việc như LinkedIn,  Facebook và Twitter

Trong bối cảnh thị trường lao động ảm đạm và những tin tức hàng ngày về nền kinh tế có thể dễ dàng khiến bạn bối rối, lời khuyên của chúng tôi là hãy lạc quan và giữ vững niềm tin. Thị trường việc làm hiện nay ngày càng năng động và cạnh tranh nhưng cũng nhiều cơ hội, nhiều bạn sinh viên đã dành thời gian tìm hiểu để giúp họ định hình con đường sự nghiệp ngay từ những ngày đầu thực tập tại các công ty trong mỗi mùa hè hoặc trước khi tốt nghiệp.  Quá trình thực tập sẽ giúp sinh viên có cơ hội thực tế liệu họ có thực sự sẵn sàng và đầy đủ năng lực để làm việc ở một lĩnh vực cụ thể. Nếu bạn vẫn chưa chắc chắn, hãy tìm đến những chuyên gia tư vấn nghề nghiệp. Chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu với một số lời khuyên sau đây:


1. Hãy xem xét sở thích của bạ
n

 Trước khi bạn làm bất cứ điều gì, hãy xem xét sở thích của bạn là gì và viết chúng ra và suy nghĩ về lý do tại sao bạn muốn tận niềm vui do những sở thích đem lại. Ví dụ, nếu bạn thích giao lưu và gặp gỡ mọi người, có lẽ lý do là bởi vì bạn thíchcông việc giao tiếp, vậy thì sale và marketing có thể là một ý tưởng không tồi.

2 - Thăm các trung tâm hướng nghiệp

Hãy tìm hiểu về những câu lạc bộ hoặc trung tâm hướng nghiệp trong trường đại học của mình và bạn bè, nơi bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về nghề nghiệp và có thể nhận được tư vấn hướng nghiệp từ các chuyên gia.

3 - Nói chuyện với tư vấn hướng nghiệp

Một cuộc trò chuyện, trao đổi với một cố vấn nghề nghiệp có thể giúp bạn đi đúng hướng hoặc đơn giản làm bạn thấy rõ ràng hơn về định hướng nghề nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn có mối quan hệ với một số người đã có một sự nghiệp tuyệt vời trong lĩnh vực mà bạn quan tâm thì đừng ngần ngại phỏng vấn, trao đổi với họ. Hầu hết mọi người luôn sẵn sàng thảo luận và lắng nghe cũng như chia sẻ với bạn về những kinh nghiệm quý báu mà họ đã trải qua.

4 – Tham gia một số bài Test kỹ năng

Các tư vấn viên có thể giúp bạn làm một số bài Test kỹ năng, qua đó có thể giúp bạn phân biệt cơ cấu từng ngành nghề và hướng bạn đến những lĩnh vực mà bạn quan tâm.

5 – Tham gia các chương trình tình nguyện viên, thực tập

Nếu bạn là một người tích cực, hãy tham gia các chương trình tình nguyện hoặc thực tập được trả lương tại các công ty trong những lĩnh vực mà bạn quan tâm. Quá trình thực tập vài tháng sẽ cho bạn cơ hội được tiếp xúc với nghề nghiệp mà bạn tìm hiểu, qua đó bạn có thể dễ dàng quyết định đó có phải công việc dành cho bạn hay không.

6 – Tham gia các lớp học chuyên ngành, kỹ năng

Khi tham gia một lớp học về Kế toán sẽ không giống như khi bạn làm việc trực tiếp với vị trí đó, tuy nhiên, nếu bạn quan tâm một lĩnh vực cụ thể, hãy đăng ký một lớp học để tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất.

7 – Hãy luôn suy nghĩ tích cực

Nếu bạn thực sự muốn tìm cho mình một nghề nghiệp tốt nhất, đừng ngại thực hiện những công việc khó khăn mà công ty vừa giao. Có thể một vài cuộc điện thoại hoặc viếng thăm tới khách hàng sẽ mở mang cho bạn những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời khác mà bạn không thể ngờ tới. Hoặc nếu bạn e ngại việc phải quay trở lại trường học để nâng cao nghiệp vụ, hãy xem xét những lợi ích bạn sẽ đạt được sau này mà công việc hiện tại đang đầu tư cho bạn. 

8 – Chuyển đổi công việc

Có thể sẽ mất nhiều năm để tìm được nghề nghiệp mà mình mong muốn, vì vậy hãy vượt qua khó khăn và theo đuổi mục tiêu của mình. Bạn có thể thay đổi con đường sự nghiệp của mình bất kỳ lúc nào, tuy nhiên nếu có kế hoạch chắc chắn, bạn sẽ không bị mắc kẹt hay phạm sai lầm bởi những lần đổi việc không mong muốn.

Lời khuyên của chúng tôi là hãy luôn nỗ lực và chăm chỉ, đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng cho mình một chiến lược tự khám phá bản thân và lên kế hoạch hướng nghiệp, bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.