Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thì đầu tư của Nhật vào Việt Nam đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 6,47 tỷ USD, chiếm 31,8% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018.
Tận dụng xu thế này để làm việc với doanh nghiệp Nhật là một điều ai làm kinh doanh cũng đều có thể dễ dàng nghĩ ra. Nào bắt tay vào thôi.
-
Chuẩn bị chiến lược kinh doanh -> Hoàn thành
-
Tài liệu giới thiệu, sales kit -> Hoàn thành
-
Đội phát triển thị trường xây dựng danh sách khách hàng -> Hoàn thành
-
Tiếp cận các doanh nghiệp Nhật, lấy cuộc hẹn -> Hoàn thành (đơn giản hơn dự đoán)
-
Tiếp xúc -> Phấn khởi, các nhà lãnh đạo Nhật xem xét tỉ mỉ lịch sự hứa sẽ xem xét
-
Chăm sóc -> Gởi email, gọi điện mãi không thấy phản hồi
Kết luận: không hiểu mấy công ty Nhật này suy nghĩ gì, quyết định gì mà chậm quá. Thôi, tạm dừng chiến dịch lại.
-
Thận trọng trong thu thập thông tin: xã hội Nhật phát triển rất lâu đời. Việt Nam ta từ đổi mới đến nay chỉ tầm gần 30 năm, còn Nhật có những công ty cả 500 năm. Họ quen cách làm việc từ thời không có tin học nên rất trọng việc nghe ngóng thông tin trực tiếp người với người. Thông tin thực như vậy độ tin cậy cao nhưng tất nhiên là rất mất thời gian.
-
Tuân thủ quy trình quản trị rủi ro: nếu là công ty lớn thì phải báo cáo nhiều vòng trên quan điểm nhiều con mắt soi chiếu thì sản phẩm làm ra sẽ hoàn hảo hơn, kế hoạch sẽ ít thất bại hơn
-
Thiếu nguồn lực: hiện tại do dân số già đị, nội địa Nhật cũng thiếu nguồn lực vì vậy nhân viên chấp nhận rời quê hương sang xứ lạ (vẫn còn rất nhiều người Nhật không biết gì về Việt Nam) cũng còn hạn chế. Đôi khi để giảm thiểu rủi ro, người Nhật rủ thêm bạn bè nên càng mất thời gian.
-
Chưa đủ duyên: đây có thể là điểm gây khó hiểu về người Nhật. Đôi khi họ rất duy lý nhưng đến những quyết định quan trọng cuối cùng họ cũng rất là duy tâm. Khi cảm thấy có gì đó chưa chắc chắn thì họ vẫn chưa xúc tiến. Cũng nên lưu ý ở đây, đối với người Nhật, không nói gì nghĩa là không có quan tâm hoặc chưa đủ điều kiện đến với nhau.
Thêm 1 điểm là lạ trong quan điểm của người Nhật nữa là đánh giá đối tác dựa trên mức độ thong thả. Nếu bạn máu lửa push đối tác Nhật trong việc đưa ra quyết định, trong mắt người Nhật bạn thiếu sự thong thả, điều gì khiến bạn mất sự thong thả đó?
-
Bạn thiếu target -> phải chăng bạn là người năng lực kém
-
Bạn bận rộn -> vậy rồi bạn có thời gian để chăm sóc khách hàng không?
-
Công ty hối thúc bạn -> nền tảng tài chính công ty bạc không ổn sao?
Ngạn ngữ Nhật có câu, "muốn đi nhanh hãy đi đường vòng" nó có nghĩa là muốn sự việc nhanh chóng suôn sẽ, hãy chuẩn bị tốt. Bạn muốn người Nhật quyết định nhanh hay chuẩn bị cho điều đó. Bài số tiếp theo "Làm thế nào để giúp người Nhật quyết định nhanh hơn".